ĐỊA PHU TỬ
Tên khác: Địa quỳ (Bản Kinh), Địa mạch, Tảo trửu (Biệt Lục), Độc trửu, Áp thiệt thảo (Đồ Kinh Bản Thảo), Lạc trửu (Nhật Hoa Bản Thảo), Vương tuệ (Nhĩ Nhã), Vương trửu (Quách Phát), Ích minh (Dược Tính Bản Thảo), Duyên y thảo (Đường Bản Thảo), Bạch địa thảo (Bản Thảo Cương Mục), Thiên tâm kỹ nữ (Thổ Túc Bản Thảo), Đường nhiếp, Thiên đầu thảo, Bạch địa khung, Tảo trửu thái, Thiên tâm tử, Kỷ nữ tử, Thiết tảo trửu tử, Lạc lược cầm thảo tử, Bạch địa thảo tử, Lạc trửu mỗi (Hoà Hán Dược Khảo), Địa phu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Kochia scoparia (L.) Schrader.
Họ khoa học: Chnopodiaceae.
Mô tả: Cây thảo, sống một năm. Cao chứng 1m, thân mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh. Lá mọc cách, không có cuống, hình mũi mác hẹp, dài 3-5cm, rộng 4-7cm. Hai bên thường có lông dài thưa, đỉnh nhọn dần. hoa lưỡng tính, sinh ở nách lá, mầu vàng lục, không có cuống. bao quả dẹt, hình cầu.
Địa lý: Thường mọc ở sườn núi, hai bên đường. Việt Nam còn phải nhập.
Thu hái: Từ tiết Bạch lộ đến tiết Hàn lộ, sau khi quả chín. bỏ lá cành và tạp chất, phơi khô, cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Hạt quả khô
Bào chế:
. Thanh nhiệt thì dùng sống, Muốn khởi âm đạt dương thì tẩm rượu một ngày đêm, hấp cơm cho chín, phưoi khô để bớt tính hàn (Bản Thảo Thuật Câu).
. Rửa sạch đất cát, tẩm rượu, sấy khô (Hoà Hán Dược Khảo).
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng: Lợi niệu, thông lâm, trừ thấp nhiệt.
Chủ trị:
+ Trị tiểu không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại chứng lâm, phù thũng cước khí. Dùng ngoài, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa ngoài da.
Liều dùng: Uống 3-15g, dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai tiểu nhiều, không có thấp nhiệt, bệnh hư không thấp nhiệt cấm dùng. Ghét Tang phiêu tiêu.
Bảo quản: Dễ mọt, đậy kín, để nơi cao ráo. Tránh ẩm, dễ mất mùi thơm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Đau mắt, mắt lèm nhèm, hễ đau mắt hay bụi vào mắt, bẩm chất người có nhiệt, dùng Địa phu tử, lấy nước cốt trắng của nó điểm nhiều lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Đỏ mắt do phong nhiệt, dùng Địa phu tử sấy khô 1 thăng, Sinh địa hoàng nửa cân, giã nát lấy nước cốt trộn thuốc làm bánh rồi phơi nắng tán bột, lần uống 9g lúc đói với rượu (Thánh Huệ Phương).
+ Lỵ ra huyết không cầm, dùng Địa phu tử 150g, Địa du, Hoàng cầm mỗi thứ 30g tán bột lần uống một muỗng nhỏ với nước ấm (Thánh Huệ Phương).
+ Đau nhức đầu như búa bổ, đến nỗi bất tỉnh nhân sự, dùng Địa phụ tử cùng nghiền nát với Sinh khương, uống với rượu nóng cho ra mồ hôi là được (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Đau dưới sườn, dùng Địa phu tử tán bột, uống một muỗng nhỏ với rượu (Thọ Thành Thần Phương).
+ Toàn thân nổi mụn như da cóc, dùng Địa phu tử, Phèn chua (Bạch phàn) các vị bằng nhau sắc rửa nhiều lần (Thọ Thành Thần Phương).
+ Thoát vị (sán khí) nguy cấp, dùng Địa phu tử sao thơm, tán bột, mỗi lần uống 3g với rượu (Giản Tiện Phương).
+ Do khiêng vác nặng gây nên thoát vị bẹn hoặc sa tử cung : dùng Địa phu tử 15g, Bạch truật 6g 5, Quế tâm 5 phân tán bột uống với rượu lần 9g, Kiêng hành sống, đào, lý (Bí Hiệu Phương).
+ Phong chẩn lâu năm, đau thắt lưng kinh niên, cứ đến tháng 6-7 là phát đau, chọn Địa phu tử khô tán bột, uống một muỗng nhỏ với rượu, ngày 5-6 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Có thai bí tiểu hoặc đái rắt, đau không chịu được, tay chân lạnh, dùng địa phu tử 160g, 4 thăng nước, sắc còn 2 thăng rưỡi, chia làm nhiều lần uống (Tử Mẫu Bí Lục).
Tham khảo:
+ Vào mùa hè thu hái nhánh non của cây Địa phu gọi là Địa phu miêu, phơi khô cất dùng. Tính vị và tác dụng giống như Địa phu tử. Dùng để trị viêm khớp do phong thấp, đau các khớp tay chân, tiểu ít, lấy Địa phu miêu 12g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Địa phu tử vị đắng tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, có công năng thông lâm, lợi tiểu tiện, lại có thể giải độc trừ thấp sang. Trên lâm sàng chủ yếu dùng để trị phong lở do thấp nhiệt, ngứa toàn thân, có thể dùng cho uống trong và rửa bên ngoài (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.