NGÔ CÔNG ( BÁ TÚC TRÙNG)
Ngô công là tên thuốc của con rết phơi khô. Theo Đông Y, ngô công có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng chống co giật, chỉ thống, tán kết và giải độc, được dùng trong bài thuốc chữa bệnh uốn ván, động kinh, mụn nhọt ngoài da, lao hạch và hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, vị thuốc này có độc tố và tác dụng tán huyết mạnh nên cần thận trọng khi chế biến và sử dụng.
NGÔ CÔNG ( BÁ TÚC TRÙNG)
Ngô công là tên thuốc của con rết phơi khô. Theo Đông Y, ngô công có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng chống co giật, chỉ thống, tán kết và giải độc, được dùng trong bài thuốc chữa bệnh uốn ván, động kinh, mụn nhọt ngoài da, lao hạch và hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, vị thuốc này có độc tố và tác dụng tán huyết mạnh nên cần thận trọng khi chế biến và sử dụng.
- Tên gọi khác: Con rết, Thiên long, Bá cước, Bách túc trùng.
- Tên khoa học: Scolopendra subspinipes mutilans
- Tên Tiếng Anh: Centipede
- Họ: Rết (danh pháp khoa học: Scolopendridae)
Mô tả dược liệu ngô công
1. Đặc điểm của con rết
Rết (rít) là loài động vật thuộc ngành chân khớp. Thân rết có nhiều đốt, mỗi đốt có 1 cặp chân, số lượng chân của con rết khá đa dạng, dao động từ 20 – 300 chân. Ở đầu có cặp kìm trước miệng có chức năng tiết ra nọc độc. Rết thường có màu nâu đỏ hoặc màu nâu đen.
Rết là loài động vật săn mồi, thức ăn của rết bao gồm chuột, chim, ếch, dơi và thằn lằn. Rết có phân đực cái rõ ràng, chúng sinh sản không thông qua hoạt động giao phối. Đến mùa sinh sản, con đực tạo ra bao tinh rồi để con cái nhặt lấy và tự sinh sản.
2. Bộ phận dùng
Thân con rết được sử dụng làm thuốc. Nên chọn con rết có chân đỏ nâu và thân to béo vì loại này có phẩm chất tốt nhất.
3. Phân bố
Con rết phân bố nhiều ở nước ta, thường tìm thấy vùng đất ẩm, phía dưới các hòn đá và thân cây mọc nát.
4. Thu hoạch – sơ chế
Nên thu bắt con ngô công vào tháng 4 – 6 hằng năm. Sau khi bắt về, dùng nước sôi luộc qua rồi đem phơi/ sấy khô. Hoặc sử dụng 2 miếng tre vót nhọn, cắm từ phần đầu và đuôi, sau đó buộc thẳng và đem phơi khô.
Để dễ dàng hơn trong việc thu bắt rết, có thể chôn xương gà, lông gà xuống vùng đất ẩm thấp để thu hút rết sinh sản và đợi đến thời điểm thích hợp rồi thu bắt.
Ngoài ra có thể bào chế ngô công theo những cách sau:
- Đem sao ngô công với ngọn cây liễu mọt trong nồi đất đến khi cây chảy xém đen, sau đó bỏ chân và giáp rồi dùng.
- Lau sạch rết, bỏ đầu và chân, cắt ngắn và dùng dần.
- Cắt bỏ chân, sau đó cắt thành từng đoạn, thấm với rượu rồi sấy khô với lửa nhỏ.
- Đem nướng trực tiếp với lửa, sau đó bỏ chân và đầu rồi dùng.
- Bỏ đuôi, đầu và chân rồi đem sao cho đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm là được. Tiếp theo đem tán thành bột mịn và bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản
Nơi thoáng mát và khô ráo.
Vị thuốc ngô công
1. Tính vị
Vị cay, tính ấm, có độc.
2. Quy kinh
Quy vào kinh Can.
3. Tác dụng dược lý của con ngô công
– Tác dụng của con rết theo Đông Y:
- Tác dụng: Tức phong chỉ kinh (chống co giật), thông lạc, chỉ thống, giải độc, tán kết.
- Chủ trị: Động kinh, cấp mạn kinh phong, trúng phong, rắn độc cắn, phong thấp tý thống, loa lịch ác sang, sang độc, phong đòn gánh, tề phong, đau đầu kéo dài,…
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng chống u bướu và ức chế tế bào ung thư ở động vật thực nghiệm.
- Tác dụng chống co giật, ức chế nấm ngoài da và trực khuẩn lao.
- Sử dụng ngô công liều lớn có thể gây trúng độc. Dấu hiệu nhận biết trúng độc ngô công: Tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, tim đập chậm, bất tỉnh nhân sự, hạ áp, hạ thân nhiệt,… Ngoài ra một số bệnh nhân dùng dược liệu liều lượng lớn còn có thể bị suy thận cấp và suy giảm chức năng gan.
4. Cách dùng – liều lượng
Ngô công thường được dùng ở dạng sắc hoặc tán bột. Liều dùng 1 – 3g/ ngày. Tuy nhiên nếu dùng bột thuốc, chỉ nên sử dụng 0.6- 1g/ lần.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ngô công
1. Bài thuốc trị trẻ nhỏ quấy khóc, chân tay co giật
- Chuẩn bị: Chu sa, ngô công và toàn yết (con bò cạp) các vị bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần dùng 0.5 – 1.5g uống với nước ấm.
2. Bài thuốc trị uốn ván
- Chuẩn bị: Phòng phong, chế nam tinh, ngô công và bong bóng cá bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần dùng 2 – 4g uống với rượu.
3. Bài thuốc trị uốn ván thể nặng
- Chuẩn bị: Cương tàm, bạch chỉ, chế xuyên ô, chế nam tinh, bán hạ, xuyên khung, phòng phong, cam thảo, đại hoàng, toàn yết, thiên ma và khương hoạt mỗi vị 10g, xác ve (thuyền thoái) 10g, ngô công 3 con, bạch phụ tử 12g.
- Thực hiện: Đem sắc còn lại 600ml. Sau đó dùng thêm chu sa và hổ phách mỗi thứ 3g, tán bột mịn và chia thành 3 bao. Mỗi lần dùng 1 bao uống với 200ml nước sắc, cứ 6 – 8 giờ uống 1 lần.
4. Bài thuốc trị trẻ nhỏ cấm khẩu không bú được, đau nhức tê thấp
- Chuẩn bị: Cam thảo và ngô công bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Tán bột, trộn với hồ làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 0.5g, ngày uống 3 lần.
5. Bài thuốc trị liệt mặt
- Chuẩn bị: Nam tinh 3 hạt, bạch chỉ 20g và ngô công 3 con (1 con nướng, 1 con tẩm rượu và 1 con nướng mật).
- Thực hiện: Bổ hạt nam tinh thành 4 miếng, chỉ lấy 3 miếng rồi đem bào chế tương tự như ngô công (nướng, tẩm rượu và nướng mật). Sau đó đem tán bột tất cả dược liệu, cho thêm 1 ít xạ hương vào rồi trộn đều. Mỗi lần uống 4g thuốc bột với rượu chưng, nên dùng sau khi ăn.
6. Bài thuốc trị lao khớp, lao xương
- Chuẩn bị: Toàn yết 9g, ngô công 6g, yếm ba ba (thổ miết) 9g.
- Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 3g chưng với trứng gà.
7. Bài thuốc trị bạch lâm ba hàm mặt
- Chuẩn bị: Ngô công.
- Thực hiện: Sao vàng, tán bột mịn, người lớn dùng 3 – 9g sắc uống. Trẻ nhỏ nên gia giảm liều theo độ tuổi và cân nặng.
8. Bài thuốc trị mụn nhọt
- Chuẩn bị: Muối ăn 2 phần, rết sống 8 phần.
- Thực hiện: Đem ngâm với dầu vừng trong 14 ngày rồi dùng dầu thoa lên mụn nhọt, chốc đầu hoặc vết rắn cắn.
9. Bài thuốc trị ung thư gan sưng đau
- Chuẩn bị: Ngô công.
- Thực hiện: Đem tán bột, mỗi lần dùng 1.5 – 3g chưng với trứng gà.
10. Bài thuốc trị ung thư thực quản và ung thư dạ dày
- Chuẩn bị: Hồng hoa 6g, ngô công 20 con và rượu trắng 60 độ 500ml.
- Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 26 ngày rồi uống với nước sôi nguội (hòa loãng theo tỷ lệ 6:4).
11. Bài thuốc trị thần kinh mặt đau
- Chuẩn bị: Xuyên khung 9g, bạch chỉ, khương hoạt, xích thược và phòng phong mỗi vị 10g, ngô công 1 con, địa long (giun đất), đương quy mỗi vị 12g và kê huyết đằng 15g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
12. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau
- Chuẩn bị: Xạ hương 0.8g và ngô công 1 con to.
- Thực hiện: Tán bột rồi rắc trực tiếp vào vết thương.
13. Bài thuốc trị viêm cột sống
- Chuẩn bị: Toàn yết và ngô công bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Đem tán bột, mỗi lần dùng 2 – 3g uống với nước ấm. Ngày dùng 3 lần sau khi ăn.
14. Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn
- Chuẩn bị: Nhục quế và ngô công.
- Thực hiện: Bằng lượng nhau, trộn đều. Mỗi lần dùng 0.5 – 1g uống với nước ấm, ngày dùng 2 – 3 lần. Nên sử dụng bài thuốc sau khi ăn 1 giờ đồng hồ.
15. Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
- Chuẩn bị: Bột long não 0.2g và ngô công tán bột 0.5g.
- Thực hiện: Hòa bột thuốc với 5ml rượu trắng (25 – 30%), sau đó dùng hỗn dịch này thoa lên các búi trĩ.
Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu ngô công
- Không dùng cho người có cơ thể suy nhược, phụ nữ mang thai, táo nhiệt, háo khát, trẻ nhỏ bị thiếu máu và người bị kinh giật do huyết hư.
- Người có cơ địa nên thận trọng khi sử dụng dược liệu này.
- Dược liệu có tác dụng tán huyết, gây liệt cơ tim và ức chế trung khu hô hấp nên tránh sử dụng cho người mắc bệnh tim nặng, người có tiền sử hen suyễn và thiếu máu tan huyết.
- Không dùng quá 3g/ ngày và cần thận trọng trong quá trình chế biến – sử dụng thuốc.
Ngộ độc ngô công và cách xử trí
Sử dụng ngô công quá liều có thể gây ra các triệu chứng như khó khăn khi hô hấp, hạ huyết áp, tim đập chậm, buồn nôn, ói mửa liên tục, đau bụng, tiêu chảy, bất tỉnh,…
Xử trí khi ngộ độc dược liệu ngô công:
- Đem bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành thúc ói và sục rửa dạ dày. Trong trường hợp bị suy kiệt tuần hoàn hô hấp, phải dùng thuốc thăng áp, cường tim và hưng phấn trung khu hô hấp. Trường hợp tim đập quá chậm, phải tiến hành tiêm bắp Atropine.
- Nếu bị dị ứng ngô công, nên đến bệnh viện để được chỉ định thuốc chống dị ứng nhằm ngăn ngừa sốc phản vệ.
Con rết (ngô công) là vị thuốc quý trong Đông Y. Tuy nhiên dược liệu này chứa độc tính mạnh, vì vậy bạn cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng bài thuốc. Tuyệt đối không dùng bài thuốc trong thời gian dài hoặc tự ý hiệu chỉnh liều dùng khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc.
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
Thuốc Bắc Sài Thành
- Địa chỉ 1: 202/14 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Quận 5, TP. HCM
- Địa chỉ 2: 400 Trần Hưng Đạo, P.11, Quận 5, TP. HCM
- Hotline: 0939 714 275
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.