Ngưu Tất Khô Thái Lát
50.000₫
Trọng Lượng 100gr
Theo Y Học Cổ Truyền, ngưu tất có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận. Ngưu tất có tác dụng trong tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp.
NGƯU TẤT – THUỐC BẮC SÀI THÀNH
1. Tổng quan về cây ngưu tất
1.1. Hình dạng bên ngoài
Ngưu tất, còn gọi là hoài ngưu tất hoặc cỏ xước, là loại cây thảo mọc cao khoảng 1m. Củ ngưu tất có hình trụ, dài từ 20-30cm, với đường kính khoảng 0,5-1,0cm. Rễ cây thường nhỏ, cong queo và thu nhỏ dần từ cổ rễ đến chóp rễ. Lá ngưu tất mọc đối, có mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành từng bông dài từ 20-30cm ở ngọn cây. Quả nang có lá bắc tạo thành gai nhọn, và hạt có hình trứng dài. Cây thường mọc hoang dại trên các bãi cỏ, ven đường đi, và bờ bụi. Phần đầu trên của rễ mang dấu vết của gốc thân, trong khi đầu dưới thuôn nhỏ, có màu vàng nâu với nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con.
1.2. Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ. Rễ ngưu tất thường được thu hái vào mùa đông khi thân và lá đã khô héo. Để thu hoạch, người ta đào cây lên, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, sau đó phơi khô. Rễ ngưu tất sau khi chế biến có mùi đặc trưng, vị hơi ngọt và màu vàng tro.
1.3. Cách dùng ngưu tất
Theo Đông y, ngưu tất có tính bình, tác động vào hai kinh can và thận.
- Ngưu tất dùng sống: Rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng 1-2mm rồi sấy khô, có tác dụng tán ứ, lợi thấp, chữa tiểu tiện khó, cổ họng sưng đau, hoạt huyết, chấn thương, khó đẻ và ứ máu bầm tím.
- Ngưu tất dùng chín: Sấy khô, tẩm rượu hoặc muối tùy theo từng trường hợp, có tác dụng bổ can, ích khí, chữa tê thấp, đau mình mẩy, đau lưng, chân tay co quắp và cường gân cốt.
1.4. Liều dùng
Liều dùng hàng ngày từ 6-12g dưới dạng thuốc ngâm rượu hoặc thuốc sắc.
2. Cây ngưu tất có tác dụng trị bệnh gì?
2.1. Tác dụng dược lý và chủ trị
Trong Y học cổ truyền, ngưu tất có tác dụng bổ can thận, hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ và kích thích tiểu tiện. Dược liệu này thường được dùng trong các bài thuốc điều trị các bệnh như chảy máu dạ con, đau bụng kinh, bế kinh, bí tiểu, phong hàn tê thấp, đau lưng và chân tay tê mỏi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra một số công dụng của ngưu tất trên động vật:
- Giảm sức căng của tử cung ở chuột bạch.
- Tăng co bóp tử cung trên thỏ và mèo có thai.
- Ở chó, cao lỏng ngưu tất ban đầu làm co bóp tử cung, sau đó làm dịu.
- Giảm huyết áp động mạch ở động vật đã được gây mê.
- Làm tim ếch co bóp yếu.
- Ức chế khả năng co bóp ở khúc tá tràng.
Ngoài ra, hoạt chất saponin trong ngưu tất còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, và ức chế sự phát triển của nhiều loại sâu bọ.
2.2. Độc tính
Ngưu tất không được coi là độc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây dị ứng. Người dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
3. Các bài thuốc từ cây ngưu tất
- Đợt cấp viêm đa khớp dạng thấp: Ngưu tất 16g, ké đầu ngựa 12g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, lá lốt 10g và cà gai leo 12g. Cho 3 chén nước vào sắc còn lưng 1 chén (200ml), uống 2 lần sau khi ăn. Ngày dùng 1 thang.
- Viêm đa chứng loại mãn tính: Ngưu tất 16g, thổ phục linh 16g, rễ lá lốt 12g, cành dâu 16g, đỗ đen sao 16g, mã đề sao 16g, sinh địa 16g và ý dĩ 16g. Đổ 3 bát nước sắc còn khoảng lưng bát (200ml), uống 2 lần sau khi ăn. Ngày dùng 1 thang.
- Xơ vữa động mạch: Ngưu tất thái thành từng lát mỏng 12g, sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày để giảm cholesterol và triglycerid.
- Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận giai đoạn sớm: Nam ngưu tất 25g, rễ cỏ tranh, mã đề, huyết dụ, lá móng tay, mộc thông và huyền sâm, mỗi vị 10g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia đều uống 2 lần vào buổi sáng và trưa sau các bữa ăn, liệu trình 10 ngày.
- Bài hạ huyết áp: Ngưu tất 10g, thục địa 20g, rễ nhàu 20g, mã đề 20g, táo nhân 10g, trạch tả 10g và hoa hòe 10g. Ngày dùng 1 thang.
- Chữa kinh nguyệt không đều: Nam ngưu tất 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, nghệ xanh 16g, ích mẫu 16g và rễ gai (gai lá làm bánh) 30g. Tất cả sắc với 700ml nước, còn 200ml, chia thành 3 lần trong 10 ngày.
- Chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Nam ngưu tất 30g, đơn buốt và lá diễn mỗi vị 20g sắc với 400ml nước, còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, liệu trình 5 ngày.
4. Lưu ý về sử dụng ngưu tất trong điều trị bệnh
- Không nên sử dụng ngưu tất nếu bạn đang mang thai, thường xuyên bị ra nhiều máu trong thời kỳ hành kinh hoặc bị băng huyết.
- Nam giới bị mộng tinh, di tinh, hoạt tinh dùng ngưu tất có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Tránh sử dụng ngưu tất cho các trường hợp tiêu chảy do tỳ hư.
- Ngưu tất kỵ với thịt trâu; tránh sử dụng thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh có sử dụng ngưu tất.
QUY ĐỊNH HỖ TRỢ ĐỔI TRẢ HÀNG CỦA THUỐC BẮC sÀI THÀNH
❶ Điều kiện áp dụng (trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận sản phẩm)
– Hàng hoá vẫn còn mới, chưa qua sử dụng
– Hàng hoá bị lỗi hoặc hư hỏng do vận chuyển hoặc do nhà sản xuất
❷ Trường hợp được chấp nhận:
– Hàng không đúng loại như quý khách đặt hàng
– Không đủ số lượng như trong đơn hàng
❸ Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng chính sách:
– Quá 07 ngày kể từ khi Quý khách nhận hàng
CAM KẾT
⚫ Cam kết 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, không chất phụ gia, chất bảo quản, chất hóa học.
⚫ Sản phẩm có giấy tờ chứng nhận đầy đủ
⚫ Nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn khách hàng 24/7.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.