Nói về các món ăn bổ dưỡng từ đậu đỏ (ĐĐ) thì có thể kể ra rất nhiều như chè đậu, xôi đậu, cháo đậu… Tuy nhiên, nói về ĐĐ như một vị thuốc, với tên gọi trong y học cổ truyền là “xích tiểu đậu” thì có lẽ nhiều người vẫn còn xa lạ.
Thật vậy, hầu như các toa thuốc cổ truyền đều ghi “xích tiểu đậu” mà hạn chế ghi là ĐĐ. Đó là vì đậu đỏ có nhiều loại và ở nước ta, có ít nhất hai loại thường gặp là ĐĐ hạt to và ĐĐ hạt nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có loại hạt nhỏ, tròn dẹt, rốn hạt lồi ra mới được dùng làm thuốc. Loại ĐĐ còn lại, hạt to và dài thì chỉ dùng làm thức ăn hàng ngày. Vậy, “xích tiểu đậu” có công dụng gì và khi dùng có cần lưu ý gì không?
Vài nét về cây đậu đỏ
Cây đậu đỏ có tên khoa học là Vigna angularis, thuộc họ Đậu.
Đậu đỏ còn được gọi là “mao sài mễ”. Đó là vì khi cỏ tranh mọc lan, khó tiêu diệt, người ta sẽ trồng ĐĐ liên tục vài năm, khi ấy, cành lá ĐĐ rườm rà, dày kín sẽ che khuất làm cho cỏ tranh lụn dần, không mọc lên được.
Cần lưu ý, ở miền Bắc nước ta cũng có trồng một loại đậu có hạt rất giống ĐĐ nhưng có màu nâu, đó là đậu nho nhe. Vì vậy, cần chú ý phân biệt hai loại này.
Công dụng làm thuốc của đậu đỏ
Theo y học cổ truyền, đậu đỏ nhỏ có vị ngọt chua và có nhiều công dụng như:
Bên cạnh đó, hạt đậu đỏ nhỏ còn có một công dụng rất tiện lợi. Đó là đối với các nốt ung nhọt sưng tấy, đau nóng khó chịu, bạn có thể lấy hạt đậu đỏ giã nát, cho thêm chút giấm rồi đắp lên (đợi khô thì gỡ ra và đắp tiếp đợt khác). Với trường hợp này, các bạn nên đắp thường xuyên trong ngày và kết hợp ăn uống các thức ăn thanh mát để hỗ trợ cho ung nhọt mau khỏi.
Mặt khác, nếu bị mụn nhọt do thấp nhiệt, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau: đậu đỏ nhỏ (15 g), thiến thảo, ngưu tất, kim ngân hoa, bồ công anh và hoàng bá (mỗi vị 10 g), sắc lấy nước uống.
Ngoài ra, hạt đậu đỏ còn được dân gian dùng trong mẹo vặt điều trị chứng chậm nói ở trẻ con. Đó là khi những đứa trẻ dù đã 5 tuổi trở lên nhưng vẫn không biết nói chuyện hoặc nói rất chậm, rất ít so với những đứa trẻ khác. Khi ấy, người ta lấy một ít ĐĐ tán nhỏ thành bột, hòa với rượu cho sệt rồi bôi vào dưới lưỡi của những đứa trẻ (kiên trì bôi hàng ngày).
Một số bài thuốc thường dùng
- Điều trị tiểu ra máu: Đậu đỏ nhỏ và đương quy đều có tác dụng lợi tiểu, lợi thủy. Vì vậy, khi bị tiểu ra máu, có thể dùng hai vị này với liều lượng tương đương nhau, đem tán thành bột và để uống dần (mỗi ngày uống từ 10 – 20 g).
- Điều trị viêm thận cấp tính ở trẻ em: Thông thường trẻ em ít khi bị bệnh này. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, do sức khỏe yếu và tạng thận bị ảnh hưởng, trẻ sẽ gặp các vấn đề bất lợi về tiểu tiện hoặc bị phù thũng (hai chân và mắt sưng phù). Trong trường hợp này, có thể dùng 30 g đậu đỏ nhỏ, 12 g liên kiều, 3 g vỏ gừng tươi và 3 g ma hoàng, tất cả cùng sắc lấy nước uống, kiên trì đều đặn mỗi ngày một thang (uống đến khi bệnh thuyên giảm và xét nghiệm nước tiểu thấy hết albumin thì ngưng)
Tiềm năng làm thuốc của hạt đậu đỏ
Vỏ hạt: Theo tạp chí Journal of Nutritional Biochemistry, vỏ hạt đậu đỏ có tác dụng tích cực đối với bệnh tăng huyết áp ở chuột thí nghiệm (hoạt chất polyphenol trong vỏ đậu đỏ giúp cải thiện tình trạng bệnh thông qua cơ chế giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa mạch máu)
Hạt: Kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất nước từ hạt ĐĐ có tác dụng kháng khuẩn đáng kể (chống lại Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, vi khuẩn ăn thịt người Aeromonas hydrophila và vi khuẩn gây bệnh về tiêu hóa Vibrio parahaemolyticus) (theo tạp chí Phytotherapy research)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.