CÂY LÁ NGÓN
Được xem là cây độc chết người, lá ngón khiến nhiều người vô cùng ám ảnh bởi những chất độc mà nó gây ra. Đã có rất nhiều câu chuyện về cái chết liên quan đến loại lá này nên mọi người cần phải biết được đặc điểm nhận dạng của lá ngón để tránh hậu quả nghiêm trọng do độc dược trong lá gây ra.
Tên khoa học: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây mọc hoang ở một số vùng đồi, núi nước ta.
Đặc điểm nhận dạng cây lá ngón
Theo một số tài liệu được tìm thấy, lá ngón có thân và phần cành không có lông. Trên phần thân hơi có khía dọc. Lá ngón có hình thuôn dài, mọc đối xứng, đầu nhọn, bóng nhẵn. Thông thường, lá ngón sẽ dài khoảng 7 – 12 cm và có bề rộng 2,5 – 5,5 cm. Chúng thường mọc thành chùm ở đầu cành.
Hoa lá ngón thường nở vào tháng 6, 8, 10 và có màu vàng với 5 cánh. Quả của lá ngón có màu nâu, thon dài, rộng khoảng 0,5 cm, không có lông bao quanh. Hạt lá ngón khá nhỏ, có màu nâu nhạt. Ở các cành non, lá sẽ có màu xanh lục nhưng khá nhạt. Đến giai đoạn già, lá sẽ chuyển dần sang màu xám nâu nhạt.
Bộ phận dùng: lá, rễ
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (gelsemin, gelmicin…)
Công dụng: Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đởn.
Cách dùng, liều lượng: Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau.
Ghi chú: Cây Lá ngón là nguyên nhân của rất nhiều vụ ngộ độc ở các vùng rừng, núi. Alealoid của Cây lá ngón có độc tính rất mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
Thuốc Bắc Sài Thành
- Địa chỉ: 202/14 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Quận 5, HCM
- Điện thoại: 0939 714 275 – 0938 071 622
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.