CÙ MẠCH
Trong Đông y, cù mạch là một loại dược liệu có tính hàn, vị đắng, quy về hai kinh Tâm và Tiểu Trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị bệnh sạn đường niệu, nhiễm trùng đường tiểu, đái bí, hóc xương… Mặc dù khá lành tính nhưng tuyệt đối không nên dùng cù mạch cho các đối tượng dưới đây.
Hình ảnh cây cù mạch
- Tên gọi khác: Cự câu mạch, Cẩm chướng thơm, Cẩm nhung, Cồ Mạch, Đại lan, Cự mạch, Thánh lung thảo tử, Địa miến, Đổ lão thảo tử, Lung tu, Tư nuy
- Tên gọi khoa học: Dianthus caryophyllusLinn.
- Họ: Caryphyllaceae – Cẩm chướng
Mô tả về cây cù mạch
Đặc điểm thực vật
Cù mạch là một loại thực vật có hoa, thân nhỏ, mọc bò trên mặt đất thành cụm. Thân mọc đứng, màu xanh lam chia thành nhiều đốt. Lá mọc đối ở ngay đầu đốt, dài, hình mũi mác.
Hoa cù mạch thường nở vào mùa xuân hoặc mùa hạ, có 5 cánh. Đầu trên cánh màu tím tua rua, đầu dưới màu tím. Đài hoa hợp với nhau thành một ống dài chứa 5 răng. Nhị hoa to.
Quả của cây cù mạch hình trụ, có dạng quả nang được tạo thành từ 4 mảnh vỏ ghép lại. Bên trong có hạt giẹp, nhỏ, hình tròn, màu đen trông giống với hạt mè.
Phân bố
Ở nước ta, cây cù mạch thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Trong đó, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Ngày nay, y học đã phát hiện ra nhiều tác dụng của cù mạch với sức khỏe nên thảo dược này cũng được trồng với diện tích rộng để thu hái dược liệu phục vụ làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng
Toàn cây, bao gồm lá, thân, hoa, ngọn non và hạt của cây cù mạch là những bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Thu hái – Sơ chế
Cù mạch sẽ được thu hái làm dược liệu khi cây bắt đầu chớm ra hoa, thông thường là sau tiết lập thu. Cây được đem về rửa sạch, để nguyên hoặc thái nhỏ, dàn mỏng trên nong nia bằng tre đem bỏ vào nơi râm mát, chỗ có nhiều gió để làm khô dược liệu. Có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hoặc đem sao qua tán bột dùng.
Cách bảo quản
Cù mạch khô có khả năng hút ẩm nhanh sinh ra nấm mốc. Chính vì vậy, bệnh nhân nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng chiếu vào trực tiếp. Thỉnh thoảng bỏ ra ngoài nắng nhẹ hong khô rồi lại cất đi.
Vị thuốc cù mạch
Tính vị
Cù mạch tính hàn, vị đắng
Quy kinh
Cù mạch có thể đi vào 2 kinh gồm:
- Kinh Tâm
- Kinh Tiểu trường
Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền, cù mạch là dược liệu có khả năng lợi niệu, trừ thấp, kích thích lưu thông khí huyết, thông lâm, trừ ứ, chỉ thống.
Chủ trị
- Bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu
- Đi ngoài ra máu
- Hóc xương
- Thai chết lưu
Liều lượng
Mỗi ngày dùng 6 – 15g tùy theo tình trạng bệnh
Cách sử dụng
- Sắc uống
- Tán bột
- Phối hợp với các dược liệu khác làm thành viên hoàn uống
Độc tính
Cù mạch không có độc. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần phải thận trọng sử dụng đúng cách và tuân thủ đúng liều lượng cho phép để đạt được hiệu quả tốt nhất khi trị bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh có cù mạch
Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cù mạch như sau:
+ Chữa vướng dị vật trong cổ họng hoặc bị tên, dao đâm vào phần mềm không ra được
- Cù mạch tán thành bột mịn
- Mỗi lần lấy 9g uống với rượu
- Dùng đều đặn ngày 3 lần cho đến khi tình trạng được khắc phục
+ Điều trị sạn đường tiết niệu, nước tiểu đỏ
Sách Ngoại đài bí yếu có chia sẻ bài thuốc chữa trị như sau:
- Dùng cù mạch tử tán nhuyễn thành bột. Cất vào hũ, đóng nắp kín lại để thuốc không bị ẩm.
- Mỗi ngày 3 lần lấy 6g bột thuốc ra uống chung với rượu
- Nếu hợp cơ địa, khoảng 3 ngày sạn sẽ ra
+ Chữa hóc xương trong cổ họng
- Tán cồ mạch thành bột
- Dùng 6 – 15g mỗi ngày theo dạng sắc uống
+ Điều trị thai chết lưu, bà bầu chuyển dạ lâu mà chưa sinh được
Theo sách Thiên kim phương, các trường hợp bị thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc chuyển dạ đã lâu mà chưa đẻ có thể lấy cù mạch sắc uống. Liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
+ Bài thuốc chữa mắt đỏ, sưng đau kèm theo cảm giác lèm nhèm
- Chuẩn bị: Cù mạch và nước dãi của con ngan
- Cù mạch sao vàng, bỏ vào cối giã kỹ thành bột mịn
- Trộn một ít bột dược liệu trung với nước dãi ngan
- Bôi hỗn hợp vào ngay đầu kẽ mắt
+ Chữa mộng thịt trong mắt
- Kết hợp cù mạch với càn khương lượng bằng nhau
- Cả hai sao vàng, nghiền bột mịn trộn chung cho đều
- Để điều trị bệnh, mỗi lần lấy 6g hỗn hợp thuốc uống chung với nước xức
+ Chữa tiểu không thông cấp tính do thấp nhiệt, viêm nhiễm đường tiểu, tiểu ít, tiểu đắt, có cảm giác đau buốt khi đi tiểu
Áp dụng bài thuốc bát chính ô lăng thang mỗi ngày 1 thang:
- Dùng các vị: Cù mạch 20g, sơn kỳ lương 30g, rau đắng 18g, xa tiền 18g, lưu thạch 18g, đinh ông 12g, bích ngọc thảo 6g, ô dược, hạt dành dành ( sao) 10g , đại hoàng 10g.
- Bỏ hết các vị thuốc vào ấm, đổ thêm 1 lít nước sắc cạn còn 300ml
- Uống 3 lần trong ngày
+ Chữa dằm tre đâm vào thịt không lấy ra được
- Tán dược liệu thành bột mịn
- Dùng 6g sắc kỹ uống
- Duy trì dùng mỗi ngày 3 lần dằm tre sẽ tự trồi lên
+ Chữa tiểu tiện ra máu
- Dùng thang thuốc gồm: 15g cù mạch, 30g mã đề thảo, 30g mã lan căn, 30g ô liễm mai
- Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, để ráo nước
- Đem tất cả sắc với 5 bát nước cho cạn còn 1 nửa
- Gạn lấy nước sắc, để nguội, chia làm 3 phần uống
+ Chữa bệnh sỏi bàng quang
- Kết hợp 12g cù mạch với các vị sau: Thòng bong và hoạt thạch mỗi vị 9g, cây mắt trâu ( kim tiền thảo ) 30g, quốc lão (cam thảo) 3g.
- Mỗi ngày dùng 1 thang đem sắc chia làm 2 – 3 lần uống
+ Điều trị bí tiểu, có thủy khí
Áp dụng bài thuốc Qua lâu cù mạch hoàn:
- Chuẩn bị: 6g cù mạch, hạt thảo ca ( qua lâu căn) 60g, bạch phục linh 90g, đại kê tử 1 cái, sơn vu 9g.
- Tất cả tán thành bột, thêm một lượng mật ong vừa đủ vào nhào cho các nguyên liệu hoàn toàn hòa quyện vào với nhau
- Vo thuốc thành viên hoàn to cỡ hạt ngô
- Dùng thuốc ngày 3 lần, mỗi lần uống 3 viên với nước đun sôi để nguội
- Sử dụng đều đặn cho đến khi tiểu thông, trong bụng có cảm giác ấm là được.
+ Điều trị tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có mủ do thấp nhiệt
Y học cổ truyền có bài thuốc Thận vu thanh giải thang để khắc phục chứng bệnh này như sau:
- Chuẩn bị thang thuốc gồm: 15g cù mạch, 30g phấn nhũ thảo, 30g liên kiều, 30g cộng thạch, 15g hoàng bá, 15g đinh ông, 15g cây càng tôm (biển súc), 15g bạch phục linh, 10g vương liên, 10g sinh cam thảo.
- Sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang trong 2 tuần liên tục
- Nếu uống hết một liệu trình bệnh vẫn chưa dứt thì tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y về việc tiếp tục dùng thêm một liệu trình mới hoặc điều chỉnh phương thuốc khác cho phù hợp, hiệu quả hơn.
Lưu ý khi sử dụng cù mạch
- Cù mạch kỵ với phiêu tiêu. Không phối hợp 2 dược liệu này chung với nhau
- Người bị tỳ thận hư nhưng không có thấp nhiệt tránh sử dụng
- Phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thành phần của cù mạch tránh dùng
Trên đây là những thông tin về vị thuốc cù mạch. Mặc dù đã được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền từ lâu song cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh về tác dụng cũng như hiệu quả của dược liệu. Bệnh nhân nếu có ý định sử dụng cù mạch nên tiến hành thăm khám trước để nắm rõ mức độ bệnh tình của mình xem liệu có phù hợp hay không. Tránh tự ý áp dụng bừa bãi, đặc biệt là khi đang bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng.
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
Thuốc Bắc Sài Thành
- Địa chỉ 1: 202/14 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Quận 5, TP. HCM
- Địa chỉ 2: 400 Trần Hưng Đạo, P.11, Quận 5, TP. HCM
- Hotline: 0939 714 275
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.