PHÊ THẠCH (TÍN THẠCH, NHÂN NGÔN)
Tên dùng trong đơn thuốc: Phê thạch, Phê sương, Tín thạch, Nhân ngôn, Bạch phê, Hồng Phê.
Bào chế: Nấu với đậu xanh, nghiền nhỏ để cho vào thụốc hoàn tán, cũng cố thể luyện “Đan” để dùng.
Tính vị quy kinh: Vị cay, chua, tính đại nhiệt (rất nóng), rất độc. Vào hai kinh: can, vị. – , .
Công dụng: Vị thuốc phê thạch uống trong tiêu đờm sát trùng. Dùng ngoài ăn mòn thịt thối loét của ung nhọt độc.
Chủ trị: Phê sương uống trong chữa đờm ở vùng ngực, ức, hen suyễn, sốt rét (ngược tật) và uể oải mệt mỏi. Dùng ngoài làm khô các mụn trĩ lở loét.
Kiêng kỵ: Là vị thuốc cực mạnh, cực độc, người cơ thể hư nhược nhất thiết không được sử dựng tùy tiện (Nói cách khác là chớ coi thường).
Liều lựợng : Uống trong 1 (một) ly đến 5 (năm) ly ( 1 ly = 1% của đồng cân), dùng ngoài không kể.
Bài thuốc ví dụ: Bài Phê sương tán (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa các chứng hắc lào khô da cóc hay ngứa chảy nhựa (can thấp tiển) nhiều năm không khỏi.
Phê sương, Lưu huỳng, Mật đà tăng, Nhị phấn, các vị tán thành bột, trộn đều. Nếu là hắc lào khô da cóc (can tiển) thì trộn với dầu vừng mà bôi. Nếu là hắc lào ngứa chảy nhựa (thấp tiển) thì chỉ dùng thuốc chấm vào thôi.
Tham khảo: Phê thạch là vị thuốc cực kỳ độc, để sống gọi là Phê hoàng, màu đỏ là tốt. Sau khi đã luyện qua lửa thành Phê sương, màu trắng là tốt, độc lại càng mạnh nữa. Cho vào thuốc phần nhiều dùng Phê sương, độc của nó tuy mạnh song dùng đúng chỗ thích hợp thì có thể có ích mà không hại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.