Skip to content
THUỐC BẮCTHUỐC BẮC
  • Đăng nhập / Đăng ký
    • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Menu
  • Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • tin_tứcTin tức
  • Cửa hàng
    • Dược Liệu
    • Thành Phẩm
    • Nhân Sâm
    • Đông Trùng Hạ Thảo
    • Trà Thảo Mộc
Lọc
Trang chủ / Dược Liệu

THƯƠNG NHĨ TỬ

Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi
Danh mục: Dược Liệu Từ khóa: ké đầu ngựa có tác dụng gì, thuoc bac sai thanh, Thương nhĩ tử ké đầu ngựa, Thương nhĩ tử là gì
  • Nhân Sâm (0)
  • Trà Thảo Mộc (0)
  • Dược Liệu (801)
  • Đông Trùng Hạ Thảo (0)
  • Thực Phẩm Chức Năng (0)
  • Thuốc (0)
  • Thành Phẩm (357)
Cam kết của chúng tôi:

Sản phẩm chúng tôi cung cấp đúng hàng như đã báo.

Bán hàng đúng giá, chất lượng tương xứng với giá trị.

Nhân viên tư vấn nhiệt tình, luôn luôn lắng nghe những ý kiến và đưa ra những giải pháp có lợi cho khách hàng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0939714275

 

  • Mô tả
  • Đánh giá (0)

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử ( hay còn gọi là ké đầu ngựa) là dược liệu có nhiều tác dụng quý như chữa viêm xoang, viêm da, tổ đỉa, bệnh phong tê thấp…Liều dùng 3 – 10g mỗi ngày tùy theo mục đích chữa bệnh.

thương nhĩ tử

  • Tên thường gọi: Thương nhĩ tật lê., Phắc ma, Ké đầu ngựa, Xương Nhĩ, Đài nhĩ thật, Thương nhĩ, Ngưu sắt tử, mac nháng (Tày), Hồ tẩm tử, Thương khỏa tử…
  • Tên gọi khoa học: : Xanthium strumarium L
  • Họ: Cúc – Asteraceae

Mô tả về thương nhĩ tử

Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Thương nhĩ tử còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây ké đầu ngựa. Đây là một loại cây thân thảo, sống hàng năm. Cây có chiều cao dao động từ 50 – 120 cm. Trên thân có đường khía rãnh, sờ vào thấy thô ráp vì có nhiều lông cứng.
  • Lá cây: Mọc kiểu so le, hai bên mép có răng cưa không đều. Lá chia thùy, có phiến đa giác. Cả mặt trên và dưới đều có lông ngắn.
  • Hoa: Thương nhĩ tử mọc hoa thành cụm bao gồm 2 loại. Hoa đực nhỏ mọc ở các cành ngắn, cho phấn hoa. Loại còn lại là hoa cáu mọc đâm ra từ các nách lá sản sinh ra quả, hoa không có lông mào.
  • Quả: Quả thương nhĩ tử dạng bế kép, hình trứng hoặc hình thoi. Vỏ dai và cứng, có nhiều gai nhọn sắc. Bên trong chia làm 2 ngăn.

Phân bố

Cây thương nhĩ tử là loài bản địa của châu Mỹ.  Cây được di thực vào nước ta và mọc hoang ở khắp các tỉnh thành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tại Trung Quốc, dược liệu này được trồng canh tác ở nhiều tỉnh như Giang Tô, Sơn Đông hay Hồ Bắc…

Bộ phận dùng

Có thể dùng quả, lá và thân cây thương nhĩ tử làm dược liệu trị bệnh

Thu hái – sơ chế

  • Lá và thân cây có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sấy khô trước khi sử dụng
  • Quả: Trái thương nhĩ tử được thu hoạch lúc chín, mùa quả thường là vào tháng 8 – 9 hàng năm. Quả được hái đem về cắt hay đốt cho sạch gai, phơi nắng cho khô.

Bào chế thuốc

Vị thuốc thương nhĩ tử có thể được điều chế thành cao hoặc viên trước khi dùng. Cách thực hiện như sau:

  • Dạng viên hoàn (thương nhĩ hoàn): Dùng phần thân cây ké đầu ngựa mọc nổi trên mặt đất, cắt khúc ngắn, rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi đổ ngập nước, sắc trong khoảng 60 phút. Gạn nước ra, tiếp tục đổ nước vào nấu thêm lần 2. Trộn chung nước sắc ở cả hai lần lại với nhau nấu trên lửa nhỏ cho cô đặc thành một dạng cao lỏng. Sau cùng, thêm bột vào trộn đều sao cho không còn ướt tay, vo thuốc thành nhiều viên hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 16 – 20g x 3 lần/ngày trước các bữa ăn chính.
  • Thương nhĩ tử dạng cao: Dùng toàn cây thái nhỏ đem nấu với 1 lượt nước cho cô đặc thành cao lỏng. Để nguội, ruôn vào chai thủy tinh rồi vặn nắp cho thật chặt phòng ngừa trường hợp nắp bị bật ra ngoài do cao thương nhĩ lên men. Mỗi ngày uống 6 – 8g bằng nước ấm. Liệu trình điều trị kéo dài khoảng 30 – 60 ngày.

Vị thuốc thương nhĩ tử

Tính vị

  • Tính ấm
  • Vị: Đắng, cay

Quy kinh:

Thương nhĩ tử có khả năng đi vào các kinh Phế, Can ( sách Trung dược đại từ điển ), kinh Phế ( sách Trung dược học và Lôi Công bào chế dược tính giải ), kinh Túc quyết âm Can ( sách Ngọc thu dược giải ), kinh Can, Tỳ ( Bản thảo cầu chân ), kinh Can, Thận ( sách Hội ước y kính )

Tác dụng dược lý, chủ trị

– Theo y học cổ truyền:

Thương nhĩ tử có tác dụng chỉ thống, tán phong, khu thấp, kháng khuẩn, làm thông mũi. Chủ trị:

  • Đau đầu phong hàn
  • Viêm khớp
  • Mụn nhọt
  • Co rút các chi
  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Sốt rét
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Bướu cổ
  • Thấp khớp và một số chứng bệnh khác
Vị thuốc thương nhĩ tử
Quả thương nhĩ tử khô là vị thuốc được sử dụng chữa bệnh trong Đông y

– Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng giảm đường huyết: Hoạt chất Xanthostrumarin trong vị thuốc thương nhĩ tử có tác dụng hạ đường huyết khi thử nghiệm trên thỏ, chó hay những con chuột lớn khỏe mạnh.
  • Đối với hệ hô hấp: Nước sắc thương nhĩ tử trấn ho. Sử dụng với liều lượng nhỏ làm hưng phấn hô hấp như liều cao lại gây ức chế hô hấp.
  • Đối với hệ tim mạch: Chiết xuất thương nhĩ tử có khả năng ức chế các cơ  co bóp ở tim, làm giảm nhịp tim. Thử nghiệm trên tai thỏ thấy các mạch máu giãn nở. Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch làm giảm huyết áp một cách tạm thời.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Theo Trung dược học, thương nhĩ tử thể hiện khả năng ức chế rõ đối với các chủng vi khuẩn liên cầu B, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, chân khuẩn và khuẩn song cầu gây bệnh viêm phổi.

Liều dùng – cách sử dụng

Mỗi ngày có thể dùng vị thuốc thương nhĩ tử với liều lượng 3 – 10g theo dạng sắc uống, đắp ngoài da, làm hoàn hoặc bào chế thành cao uống.

Độc tính

Thương nhĩ tử hơi độc. Cần thận trọng khi sử dụng để tránh bị ngộ độc.

Bài thuốc sử dụng thương nhĩ tử

1. Điều trị mụn nhọt chưa có mủ

Rửa sạch 15g lá thương nhĩ tươi với nước muối, để ráo nước rồi giã nát đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều trong 3 ngày lên tục sẽ giúp mụn nhọt bớt sưng đau và nhanh bị xẹp xuống.

2. Điều trị bệnh bướu cổ

Kết hợp 15g thương nhĩ tử với 40g cây bách giải. Cả hai đem nấu chung với 1 lít nước trong 15 phút. Gạn uống nhiều lần trong ngày.

3. Điều trị bệnh tổ đỉa 

Chuẩn bị thang thuốc gồm 45g quả thương nhĩ tử, 45g yến diện (hạ khô thảo ), 30g vỏ cây núc nác, 20g địa hoàng, 15g hạt quả dành dành. Cho tất cả vào chảo sao vàng, tán bột mịn, vo thành nhiều viên hoàn cỡ hạt đậu xanh. Ngày dùng 15 viên chia làm 3 lần uống sau khi ăn. Một liệu trình kéo dài trong 5 – 7 ngày liên tục.

4. Chữa trị bệnh thấp khớp hoặc viêm khớp

Áp dụng bài thuốc: Thương nhĩ tử 12 g, cây cứt lợn 28g, cây thuốc cứu 12g, nam ngưu tất 12g, thổ tỳ giải 20g, cỏ nhọ nồi 16g. Các vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch, sao vàng, sắc lấy 300ml nước, chia làm 2 lần uống.

5. Điều trị bệnh viêm da cơ địa làm mủ

Bài 1:

Dùng thang thuốc gồm: Quả thương nhĩ tử, nhẫn đông hoa, diếp hoang, thổ phục linh, ngổ núi mỗi loại 30g. Cho hết thuốc vào ấm, đổ thêm 600ml nước sắc còn 150ml. Ngày sắc 1 thang chia 2 lần uống trọng ngày liên tục.

Bài 2:

Quả thương nhĩ tử, húng trám mỗi vị 10g, diếp hoang 15g, dã cam thảo 2g. Tất cả các vị trộn đều với nhau, chia thành các gói có trọng lượng khoảng 42g. Mỗi ngày lấy 1 gói hãm với nước sôi uống thay trà.

6. Điều trị tăng tiết dịch, nghẹt mũi khi bị viêm mũi dị ứng

Thu hái quả thương nhĩ tử tươi với số lượng lớn, đem phơi hoặc sấy khô, nghiền bột mịn cất vào lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy 4 – 7g bột thuốc hòa tan với nước đun sôi để nguội uống.

7. Điều trị bệnh phong hủi

Bài thuốc uống trong:

Dùng 600g địa quỳ và 120 thương nhĩ tử. Cả hai sao vàng, tán bột, trộn chung với lượng nước cơm vừa đủ để làm hoàn. Kích thước mỗi viên khoảng 4g. Mỗi lần uống 2 viên x 3 lần/ngày với nước đun sôi để nguội.

Hoặc 12g lá thương nhĩ tử, 12g lá cây lá đắng, 12g lá cây tỳ ma (thầu dầu tía ), 12g củ khúc khắc, 8g lá cây cù đèn, 8g lá hồng hoa, 8g lá thảo cao, 8g kinh giới, 8g cây  giần sàng, 8g bạch chỉ, 8g tục đoạn.

Thuốc dùng ngoài:

Lá thương nhĩ, lá cà lục dược, lá bá tử nhân, lá cau, lá cây cù đèn, lá ngải diệp, lá thông, lá quýt mỗi thứ 1 nắm. Rửa sạch thuốc, đem nấu với 2 lít nước trong 10 phút. Pha loãng với nước lạnh để tắm rửa hàng ngày. Áp dụng khoảng 10 ngày liên tục sẽ  thấy các triệu chứng thuyên giảm.

8. Điều trị mụn nhọt, mụn lở ngoài da

Bài 1:

Kết hợp 10g thương nhĩ tử, 20g nhẫn đông hoa ( kim ngân hoa) đem phơi khô, trộn chung với nhau cho đều. Đóng thuốc thành các gói nhỏ có trọng lượng khoảng 30g. Mỗi ngày chỉ cần lấy 1 gói hãm với nước sôi uống rất tiện lợi.

Bài 2:

Dùng thương nhĩ tử, cây ngổ đất mỗi loại 10g, cam thảo 20g, diếp trời ( bồ công anh) 15g, nhẫn đông hoa 5g. Rửa sạch thuốc, phơi vài nắng cho thật khô, đóng thành các gói nhỏ 42g. Mỗi ngày lấy 1 gói cho vào ấm hãm với nước sôi khoảng 15 phút rồi uống.

9. Điều trị bệnh phong tê thấp, co rút tứ chi

Dùng 12g quả thương nhĩ tử, giã nhỏ sắc kỹ lấy nước uống.

10. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ( viêm đường tiểu)

Dùng bài thuốc gồm các dược liệu: Thương nhĩ tử, nhẫn đông hoa mỗi vị 15g, cây bòng bong, cây xa tiền mỗi vị 20g. Sắc tất cả chung với 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa liu riu nấu cho thuốc cạn còn 800ml thì ngưng. Chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Uống liền 7 ngày để bệnh tình có sự chuyển biến tích cực.

11. Điều trị bệnh phong thấp có biểu hiện sưng đau khớp, nửa người tê dại, bệnh viêm xoang mũi, sổ mũi, đau nhức ê ẩm trên đỉnh đầu hoặc trước trán, các chi ra nhiều mồ hôi lở ngứa

Dùng 12g quả thương nhĩ tử, 8g khương giới, 8g đỗ nhược, 6g xuyên khung, 6g cây sơn thục. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

12. Điều trị bệnh bí tiểu, phù thũng, sỏi thận

Kết hợp thương nhĩ tử với hạt ngũ sắc ( đinh lịch ) lượng bằng nhau. Hạt ngũ sắc phơi khô, tán nhỏ. Thương nhĩ tử đem đốt cháy thành than (thiêu tồn tính ), tán nhuyễn. Cả hai trộn chung, cho vào lọ có nắp đậy dùng dần. Mỗi ngày 2  lần lấy 8g hãm với nước sôi uống.

13. Điều trị chứng phong khí nổi mẩn ngứa

Bài thuốc uống trong:

Dùng 8g lá thương nhĩ tử tán thành bột mịn. Khi dùng pha chung với một ít rượu ngâm đậu đen uống.

Bài thuốc dùng ngoài: 

Chuẩn bị một số loại lá gồm lá thương nhĩ tử, lá vô hoàn, lá thủy liễu, lá cây thuốc bỏng. Tất cả đem nấu nước để xông hơi. Khi nước nguội dùng lau người.

14. Điều trị đau răng

Dùng quả thương nhĩ tử sắc lấy nước đặc. Ngậm thuốc trong miệng 10 phút rồi nhổ ra. Áp dụng liên tục nhiều lần trong ngày cho đến khi hết đau răng.

15. Điều trị apxe ăn sâu vào trong

Kết hợp 50g quả thương nhĩ tử và 30g thài lài. Giã đắp lên ổ áp xe ngày 1 – 2 lần.

 

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “THƯƠNG NHĨ TỬ” Hủy

Sản phẩm tương tự

Quy Đầu Củ

Dược Liệu

Quy Đầu Củ

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Quy Đầu Củ
Táo Đỏ

Dược Liệu

Táo Đỏ

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Táo Đỏ
Thảo Quyết Minh

Dược Liệu

Thảo Quyết Minh

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Thảo Quyết Minh
Sắn Dây

Dược Liệu

Sắn Dây

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Sắn Dây
Nấm Tuyết

Dược Liệu

Nấm Tuyết

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Nấm Tuyết
Ngũ Vị Tử

Dược Liệu

Ngũ Vị Tử

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Ngũ Vị Tử
Tâm Sen

Dược Liệu

Liên Tâm

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Liên Tâm
Sâm Trắng

Dược Liệu

Sâm Trắng

Đọc tiếp
Mua ngay
Đặt mua Sâm Trắng
Đặt mua THƯƠNG NHĨ TỬ
THƯƠNG NHĨ TỬ
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Thông tin người mua
Tổng:

Về Thuốc Bắc Sài Thành

  • Giới thiệu
  • Hình thức hoạt động
  • Tầm nhìn và sứ mệnh
  • Phân phối
  • Hồ sơ hoạt động
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách thanh toán

Thông Tin Liên Hệ

  • Trụ sở chính: Số 9 Đường Số 15, Khu Dân Cư Hương Lộ 5, An Lạc Bình Tân
  • Cửa hàng: 77 Hải Thượng Lãn Ông, P10, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0798622622 | 0939714275
  • Website: https://thuocbacsaithanh.com

Bản quyền © 2023. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CHÂU BẢO BỐI - Địa chỉ: 77 Hải Thượng Lãn Ông, P. 10, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh GPĐKKD số: 0316165262 - Phone: 0939 714 275 - Email: tiemthuocbacsaithanh@gmail.com - Chịu trách nhiệm nội dung: Văn Thị Kim Loan
    Danh mục sản phẩm
    • TRANG CHỦ
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    • Tin tức
    • Cửa hàng
      • Dược Liệu
      • Thành Phẩm
      • Nhân Sâm
      • Đông Trùng Hạ Thảo
      • Trà Thảo Mộc
x
x