TIÊN HẠC THẢO
Tiên hạc thảo còn gọi là Long nha thảo là toàn cây ( bộ phận trên đất ) phơi hay sấy khô của cây Long nha thảo Agrimoni pilosa Ledeb, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Đồ kinh bản thảo”.
TIÊN HẠC THẢO
(Herba Agrimoniae Pilosae)
Tiên hạc thảo còn gọi là Long nha thảo là toàn cây ( bộ phận trên đất ) phơi hay sấy khô của cây Long nha thảo Agrimoni pilosa Ledeb, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Đồ kinh bản thảo”.
Cây mọc hoang nhiều ở miền Bắc nước ta nhưng chưa được khai thác. Ở Trung quốc mọc nhiều ở các tỉnh Triết giang, Giang tô, Hồ bắc, Phúc kiến, Quảng đông, Vân nam … Ở Châu âu, Nhật bản ,Triều tiên cũng có. Thuốc có tên gọi khác như Kim đính, Long nha, Long nha thảo, Thóat lực thảo.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng sáp, tính bình. Qui kinh Phế ,Can, Tỳ.
Theo các sách cổ:
- Sách Đồ kinh bản thảo: Rễ vị cay, sáp, ôn, không độc.
- Sách Trấn nam bản thảo: tính hơi ôn, vị đắng sáp.
- Sách Sinh thảo dược tính bị yếu: Vị điềm ( ngọt), tính bình.
Thành phần chủ yếu:
Agrimonine, Agrimonolide, Cosmosiin, Agrimon A,B,C,D,E, Saponin, Luteolin-7-beta-glucozide, Apigenin-7-beta-glucozide, tannin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thu liễm chỉ huyết, cầm lî, sát trùng. Chủ trị các chứng xuất huyết như khái huyết, thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu, phúc tả, kiết lî, sốt rét, viêm âm đạo do trùng roi.
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Trấn nam bản thảo: ” Trị phụ nữ kinh nguyệt không đều (sớm hoặc muộn), hồng băng bạch đới, mặt lưng lạnh, bụng đau, thắt lưng đau, phát sốt đầy hơi, xích bạch lî cấp.”
- Sách Bản thảo cương mục thập di: ” tiêu súc thực, tán trung mãn, hạ khí, liệu thổ huyết, trị phản vị, ế cách, ngược tật, hầu tý, trường phong hạ huyết, băng lî, thực tích, hoàng bạch đản, đinh thủng, ung thư phế ung, nhũ ung, trĩ sưng”.
- Sách Sinh thảo dược tính bị yếu: ” Trị chấn thương do té ngã, cầm máu, tán sang độc”.
- Sách Thực vật danh thực đồ khảo: ” Trị phong đàm, yêu thống”.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng cầm máu: Trên lâm sàng đã lâu Tiên hạc thảo được dùng làm thuốc cầm máu, nhưng trên thực nghiệm chưa thấy có tác dụng cầm máu, cần nghiên cứu thêm.
2.Tác dụng với hệ tuần hoàn: Rượu Tiên hạc thảo chích tĩnh mạch cho thỏ và chó đã gây mê làm tăng huyết áp, hưng phấn hô hấp. Nước thuốc cho một phần cồn chiết xuất, trái lại làm hạ huyết áp của thỏ. Thuốc nước và Tiên hạc thảo tố ( Agrimonie) đều có tác dụng cường tim ếch cô lập, tăng nhịp tim và cường độ co bóp của tim. Còn chiết xuất cồn một phần của nước thuốc đối với tim ếch cô lập lại có tác dụng ức chế.
3.Tác dụng đối với cơ trơn: Cồn chiết xuất một phần của nước chiết xuất Tiên hạc thảo, nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn ruột cô lập chuột lang, nếu nồng độ cao thì ức chế ruột.
4.Tác dụng kháng viêm: Nước chiết xuất hoặc cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng kháng viêm ( tiêu viêm) đối với viêm kết mạc mắt thỏ thực nghiệm.
5.Tác dụng kháng khuẩn: thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lî Flexner, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao ở người.
6.Diệt trùng roi: Nước sắc lá thân non của cây Tiên hạc thảo có tác dụng diệt trùng roi.
7.Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư: thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư (S180) chuột trắng in vitro cấy tế bào chứng minh Tiên hạc thảo có tác dụng diệt 100% tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào bình thường.
Cao nước Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư ở người JTC-26, nhưng đối với sự phát triển của tế bào bình thường và tế bào xơ hóa không có tác dụng ức chế.
8.Những tác dụng khác của Tiên hạc thảo: Thuốc có tác dụng ức chế cảm giác đau của thỏ, tác dụng hạ đường huyết, hạ thấp chuyển hóa cơ bản của chuột lớn và có tác dụng hưng phấn đối với cơ vân đã mệt mỏi. Thuốc làm tăng độ bền của hồng cầu của thỏ và chuột nhắt.
9.Tác dụng phụ của thuốc: Tiên hạc thảo tố ( Agrimonine) họa hoàn có thể gây tim đập hồi hộp, sắc mặt đỏ do xung huyết.
10.Một số tác giả nghiên cứu thấy: Long nha thảo có làm tăng tốc độ đông máu của chó thỏ. Thuốc kích thích trung khu hô hấp, liều cao lúc đầu làm hô hấp tăng nhanh, sau lại ức chế. Liều độc đối với thỏ là 0,2g/kg thể trọng. Đối với tử cung cô lập, liều nhỏ thuốc hơi có tác dụng hưng phấn, liều cao ngược lại có tác dụng ức chế. Thuốc hơi làm giãn đồng tư û của ếch, tăng sức đề kháng của tế bào.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng làm thuốc cầm máu: Trị các chứng ra máu, như ho ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, nôn ra máu.
- Tiên hạc thảo 12 – 20g sắc nước gia ít đường uống ngày 2 lần.
- Tiên hạc thảo 20g, Thuyên thảo 12g, Ngẫu tiết 20g, sắc uống.
- Tiên hạc thảo 20g, Liên phòng than 20g, Hương phụ sao 6g, sắc uống trị xuất huyết tử cung cơ năng.
2.Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên: Đỗ bá Ngôn dùng bài thuốc gồm: Tiên hạc thảo 30g, Hồng táo 10 quả sắc uống, ngày 1 thang,bột Bạch cập 6g ngày 3 lần, có một số bệnh nhân dùng thêm Bổ trung ích khí gia giảm. Trị 100 ca kết quả tốt 70%. Trong số 70 ca tốt, phân thử máu chuyển âm tính: 1 – 3 ngày (28,57%), 4 – 6 ngày (41,42%), trên 7 ngày 30% ( Tạp chí trung y dược Thượng hải 1979,4:28).
3.Trị viêm âm đạo do trùng roi: Dùng thân lá non Tiên hạc thảo chế thành cao cô đặc 100% bôi lên toàn bộ âm đạo, rồi tẩm thuốc vào nút bông đặt vào âm đạo, 3 – 4 giờ lấy ra ( bệnh nhân tự lấy). Mỗi ngày một lần, 7 ngày là một liệu trình. Đã trị 40 ca khỏi 37 ca, tỷ lệ khỏi 92,5%, có kết quả 3 ca ( Báo cáo của bệnh viện số 4 tỉnh Liêu ninh, Thông tin Trung y dược thảo 1972,1:37)
4.Cầm chảy máu do chấn thương: Tiên hạc thảo 10 phần, Gừng tươi 7 phần tất cả xắt nhỏ sao tồn tính tán bột mịn, đắp ngoài cầm máu.
5.Trị viêm ruột, kiết lî (mạn tính tốt hơn):
- Tiên hạc thảo 20g sắc nước gia đường trắng 20g hòa uống.
6.Trị sán ( Taeniasis): Dùng rễ Tiên hạc thảo và mầm non ( đông nha) rửa sạch cạo vỏ ngoài phơi khô tán bột, người lớn mỗi lần uống 50g, trẻ em uống 1g/kg thể trọng, uống vào sáng sớm lúc bụng đói, sau 2 giờ chưa đại tiện, uống thuốc tẩy.
7.Trị mụn nhọt, trĩ viêm tấy: Dùng cao đặc Tiên hạc thảo gia ít mật ong bôi vào. Có thể trị viêm tuyến vú.
8.Chống mệt mỏi: Dùng Tiên hạc thảo tươi 80g, Đại táo 40g sắc uống. Bài thuốc này có thể dùng trị thiếu máu.
9.Trị sốt rét: Dùng bột Tiên hạc thảo 9gam sao rượu uống trước khi lên cơn hoặc dùng lượng lớn sắc uống ( Quí châu dân gian phương dược tập).
Liều lượng và chú ý:
- Uống 10 -15g, có thể dùng liều cao 30 -60g, cho vào thuốc thang.
- Dùng ngoài, lượng tùy theo yêu cầu. Giã nát đắp, dùng bột, cao bôi hoặc dùng nước rửa.
QUÝ KHÁCH MUA HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ
Thuốc Bắc Sài Thành
- Địa chỉ 1: 202/14 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Quận 5, TP. HCM
- Địa chỉ 2: 400 Trần Hưng Đạo, P.11, Quận 5, TP. HCM
- Hotline: 0939 714 275
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.