TỎA DƯƠNG
Tỏa dương (củ gió đất) là dược liệu có tác dụng bổ thận, ích tinh và sinh huyết. Với đặc tính dược lý đa dạng, thảo dược này được dùng trong bài thuốc chữa liệt dương, yếu sinh lý, thận tỳ hư, người yếu mỏi, ăn kém, cơ thể suy nhược,…
TỎA DƯƠNG
Tỏa dương (củ gió đất) là dược liệu có tác dụng bổ thận, ích tinh và sinh huyết. Với đặc tính dược lý đa dạng, thảo dược này được dùng trong bài thuốc chữa liệt dương, yếu sinh lý, thận tỳ hư, người yếu mỏi, ăn kém, cơ thể suy nhược,…
- Tên gọi khác: Xà cô, củ ngọt núi, củ gió đất, cây không lá hay hoa đất.
- Tên khoa học: Balanophora
- Họ: Gió đất (Balanophoraceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Loài thực vật này có hình dạng như cây nấm, thường có màu nâu đỏ sẫm. Cây được cấu tạo bởi mang hoa đặc, màu tím và có mùi hôi đặc trưng. Bề mặt mang hoa mềm, đặc và hơi sần sùi, điểm đặc biệt là hầu như không có lá. Cây có hoa đựa và hoa cái mọc riêng biệt.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây.
3. Phân bố
Phân bố ở những vùng núi có độ ẩm cao, thường mọc ký sinh ở rễ của các loài thực vật lớn. Ở nước ta, tỏa dương mọc nhiều ở Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai.
4. Thu hái – sơ chế
Chỉ thu hái khi cây to bằng ngón tay cái và đã có màu nâu đỏ sẫm. Sau khi hái về thường được phơi khô và toàn cây chuyển thành một màu đen đồng nhất.
5. Bảo quản
Nơi thoáng mát, tránh nấm mọt, độ ẩm cao.
Vị thuốc Tỏa dương
1. Tính vị
Tính ôn, không độc và có vị ngọt.
2. Qui kinh
Qui vào kinh Thận và Tỳ.
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Chưa có nghiên cứu.
Theo Đông y:
- Công dụng: Bổ thận, bổ máu, ích âm, sinh huyết, trợ dương,…
- Chủ trị: Thận hư yếu, đau lưng mỏi gối, ăn không ngon miệng, chân tay đau mỏi, liệt dương, di tinh,…
4. Liều dùng, cách dùng
Chủ yếu được dùng ở dạng sắc hoặc ngâm rượu. Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đối tượng sử dụng.
Một số bài thuốc từ dược liệu Tỏa dương
1. Bài thuốc chữa liệt dương
- Chuẩn bị: Thục địa, sơn dược, sơn thù nhục, cây kỷ mỗi thứ 15g, tỏa dương, phục linh, nhục thung dung, ba kích nhục, nhân sâm, thỏ ti tử, sao táo nhân mỗi thứ 12g, cam thảo, thiên môn đông mỗi thứ 9g, lộc nhung 6g.
- Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó nhào với mật làm thành viên (mỗi viên nặng tầm 9g). Mỗi lần dùng 1 viên, ngày dùng 3 lần uống cùng nước sôi để nguội. Khi dùng thuốc cần kiêng thực phẩm có tính lạnh và tanh.
2. Bài thuốc có tác dụng tráng dương
- Chuẩn bị: Thịt dê 50g, bột mì 200g, nhục thung dung và tỏa dương mỗi thứ 5g.
- Thực hiện: Đem sắc nhục thung dung và tỏa dương riêng, sau đó dùng nước sắc trộn với bột mì, cán mỏng và thái thành sợi. Đem vào ấu cùng thịt dê, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng hằng ngày.
3. Bài thuốc chữa sinh lý yếu, hoạt tinh, mệt mỏi và di tinh
- Chuẩn bị: Tang phiêu tiêu và tỏa dương mỗi thứ 120g, bạch phục linh và long cốt mỗi thứ 40g.
- Thực hiện: Đem dược liệu nghiền thành bột mịn, làm thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống khoảng 15 – 20g cùng với nước muối loãng. Ngày dùng đều đặn 2 lần cho đến khi khỏi.
4. Bài thuốc phục hồi sức khỏe phụ nữ sau khi sinh nở
- Chuẩn bị: Dùng tỏa dương tươi.
- Thực hiện: Đem bỏ hoa và lá bắc, rửa sạch, thái nhỏ và sao qua sau đó ngâm với rượu 35 – 40 độ (tỷ lệ 1:5). Ngâm trong khoảng 1 tháng hoặc hơn, rượu có màu đỏ, vị chát và hơi đắng là dùng được. Có thể thêm mật ong vào rượu để dễ uống, mỗi lần dùng 30ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.
5. Bài thuốc chữa liệt dương và xuất tinh sớm
- Chuẩn bị: Dâu tằm chín đen 20g và tỏa dương 20g.
- Thực hiện: Đem 2 dược liệu tán nhỏ, hãm với nước sôi, sau đó thêm 10g mật ong. Để trong khoảng 15 phút là uống được. Có thể dùng thay trà hằng ngày để hỗ trợ điều trị.
6. Bài thuốc chữa xuất tinh sớm
- Chuẩn bị: Gừng tươi 15g, thục địa 30g, đỗ trọng 30g, đại táo 8 quả, tỏa dương 20g, đuôi lợn 150g.
- Thực hiện: Rửa và cạo lông đuôi lợn, sau đó cắt thành khúc. Rửa sạch các vị thuốc, riêng gừng tươi giã nát. Sau đó cho tất cả vào nồi, hầm trong khoảng 3 giờ là ăn được. Nên chia thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày, có thể thêm gia vị để tăng hương vị.
7. Bài thuốc bổ thận tráng dương, thích hợp với người có thận hư suy, người cao tuổi, mất ngủ, liệt dương và di tinh
- Chuẩn bị: Nhân sâm 12g, đỗ trọng 16g, thỏ ti tử 12g, phúc bồn tử 12g, bạch truật 12g, ba kích 12g, lộc nhung 12g, đại táo 5 quả, tỏa dương 10g, hoàng kỳ 16g, nhục thung dung 8g, xa sàng tử 12g, đương quy 12g, thục địa 16g, dâm dương hoắc 12g, kỷ tử 12g, cam thảo 6g, hà thủ ô đỏ 12g, long nhãn 10g, xuyên khung 8g.
- Thực hiện: Đem sắc với 750ml nước, còn lại 1/3 và chia thành 3 lần uống. Dùng liên tục 7 thang sẽ thấy người khỏe mạnh, bệnh tình thuyên giảm dần.
8. Bài thuốc chữa táo bón, khớp đau, gối mỏi
- Chuẩn bị: Tri mẫu, đỗ trọng, quy bản, tỏa dương, ngưu tất, hoàng cầm và hoàng bá mỗi thứ 16g, tục đoạn 8g, đương quy 10g, cố chỉ 8g và địa hoàng 10g.
- Thực hiện: Cho các dược liệu nghiền thành bột, sau đó trộn với rượu và hồ, vo thành viên. Mỗi lần dùng 15 – 20g, ngày dùng 2 lần.
9. Bài thuốc ích tinh huyết và bổ thận dương
- Chuẩn bị: Bột tỏa dương, nước gừng, gia vị và hai quả thận.
- Thực hiện: Đem thận rửa và bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Tiếp tục rửa với nước gừng cho sạch hoàn toàn, sau đó rắc bột tỏa dương vào bên trong. Hấp chín thận, thái mỏng và chấm với nước mắm.
10. Bài thuốc rượu tỏa dương tác dụng cường tráng
- Chuẩn bị: Rượu 40 độ, tỏa dương (theo tỷ lệ 5:1)
- Thực hiện: Ngâm với rượu trong vòng 1 tháng. Hoặc có thể dùng tỏa dương 30g, thái mỏng và ngâm với rượu 500ml trong 1 tuần.
Sử dụng dược liệu Tỏa dương cần chú ý điều gì?
Người bị tiêu chảy không nên sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.
Dược liệu tỏa dương có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu thiếu thận trọng khi dùng. Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được tư vấn về bài thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc hợp lý.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.